Những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non mà giáo viên cần biết

Những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non mà giáo viên cần biết

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý giống nhau để giúp giáo viên và cha mẹ có thể giao tiếp tốt với trẻ. Khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn.
Vậy đặc điểm tâm lý trẻ mầm non có những điều gì cần lưu ý?

Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh

Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các vật xung quanh mình. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ ăn…
Chính vì vậy ở giai đoạn này, các giáo viên nên chú ý việc để dụng cụ học tập, đồ dụng nguy hiểm xa tầm với của trẻ để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo

Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao tiếp với mọi người. Trẻ sẽ quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, cha mẹ, người thân và giáo viên để học theo. Là giáo viên mầm non, các bạn nên chú ý trong ngôn từ giao tiếp trên lớp sao cho chuẩn mực sư phạm, tránh sử dụng tiếng địa phương tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ thích được yêu thương

Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tránh quát mắng làm các em hoảng sợ.

Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân

Tuy còn nhỏ nhưng ở giai đoạn mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình.
Với đặc điểm tâm lý trẻ mầm non như vậy, giáo viên và cha mẹ nên quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.

Trẻ bắt đầu tự lập

Trẻ thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tự ăn, sắp xếp đồ chơi, đi vệ sinh… Chính vì vậy, các giáo viên nên để trẻ tự làm những việc trong khả năng của mình và khuyến khích các em giúp đỡ gia đình với những việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
Với những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trên, hy vọng rằng các giáo viên sẽ có những phương pháp giao tiếp phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
    Blogger Comment
    Facebook Comment